NGỮ ÂM TRONG TIẾNG TRUNG

Ng âm là âm thanh do b máy phát âm của người phát ra để biểu đạt một ý nghĩa nhất định.

  1. Nguyên âm (vận mẫu)

Vận mẫu là âm thanh do luồng hơi từ phổi đưa ra làm giây thanh rung động phát ra âm thanh vang và rõ, hơi qua khoang miệng không bị bất cứ trở ngại gì. Trong tiếng phổ thông Trung Quốc có 36 nguyên âm được chia cụ thể như sau:

  1. a)Vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü (gồm 6 vận mẫu đơn).

Cách đọc:

a:         đọc giống âm “a” tiếng Việt.

o:        đọc giống âm “ô” tiếng Việt.

e:         đọc giống âm “ưa/ơ” tiếng Việt.

i:          đọc giống âm “i” tiếng Việt, nhưng hơi kéo dài.

u:         đọc như âm “u” tiếng Việt.

ü:         đọc giống âm “uy” tiếng Việt.

  1. b)Vận mẫu kép: ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei (gồm 13 vận mẫu kép).

Cách đọc:

ai:        đọc giống âm “ai” tiếng Việt.

ei:        đọc giống âm “ây” tiếng Việt.

ao:       đọc giống âm “ao” tiếng Việt.

ou:       đọc giống âm “âu” tiếng Việt.

ia:        đọc giống âm “i+a” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành môt âm.

ie:        đọc giống âm “i+ê” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm

ua:       đọc giống âm “u+a” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

uo:       đọc giống âm “u+ô”tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

üe:       đọc giống âm “uy+ê” tiếng Việt, đọc lướt “uy” sao cho “uy+ê” liền một âm.

iao:      đọc giống âm “i+ao” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

iou:      đọc giống âm “i+âu” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

uai:      đọc giống âm “u+ai” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

uei:      đọc giống âm “u+ây” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

  1. c)Vận mẫu mũi (do nguyên âm kết hợp với “n” và “ng” tạo thành): an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng (gồm 16 vận âm mẫu ).

Cách đọc:

an:       đọc giống âm “an” tiếng Việt.

en:       đọc giống âm “ân” tiếng Việt.

in:        đọc giống âm “in” tiếng Việt.

ün:       đọc giống âm “uyn” tiếng Việt.

ian:      đọc giống âm “i+en” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

uan:     đọc giống âm “u+an” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

üan:     đọc giống âm “uy+en” tiếng Việt, đọc lướt “uy” sao cho “uy+en” liền thành một âm.

uen:     đọc giống âm “u+ân” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

ang:     đọc giống âm “ang” tiếng Việt.

eng:     đọc giống âm “âng” tiếng Việt.

ing:      đọc giống giữa âm “inh” và âm “yêng” tiếng Việt.

ong:     đọc giống âm “ung” tiếng Việt.

iong:   đọc giống âm “i+ung” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

iang:   đọc giống âm “i+ang” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

uang:  đọc giống âm “u+ang” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

ueng:  đọc giống âm “u+âng” tiếng Việt, nhưng đọc liền thành một âm.

  1. d)Vận mẫu uốn lưỡi: er (gồm 1 vận mẫu uốn lưỡi)

Cách đọc: er:đọc giống âm “ơ” tiếng Việt, rồi cong lưỡi thật nhanh.

  1. Phụ âm (thanh mẫu)

Thanh mẫu là âm thanh do luồng hơi từ phổi đưa ra qua khoang miệng bị trở ngại nhất định phát ra. Luồng hơi này có thể làm hoặc không làm dây thanh rung động.

Phụ âm có các loại:

Âm trong là âm mà luồng hơi đi qua khoang miệng thuận lợi không làm rung dây thanh.

Âm đục là âm mà luồng hơi đi qua giữa dây thanh, làm dây thanh rung động.

Âm tắc là âm khi phát hơi lúc đầu bị tắc lại, sau đó bộ vị phát âm để khe hở cho hơi ra ngoài.

Âm xát là âm khi phát, hơi ma xát rồi ra ngoài qua khe nhỏ của bộ vị phát âm.

Âm tắc xát là âm khi phát, hơi lúc đầu bị tắc lại, sau đó bộ vị phát âm để một khe hở nhỏ cho hơi ma xát ra ngoài.

Âm mũi là âm do luồng hơi qua mũi ra ngoài.

Âm biên là âm được phát ở bên cạnh của lưỡi.

Các tổ phụ âm

1/     b      p      m

2/     f

3/     d      t      n        l

4/     g      k      h

5/     j      q      x

6/     zh    ch      sh       r

7/     z      c       s

l      Cách đọc:

Âm hai môi

1.1        b: Là âm hai môi, tắc, trong, không bật hơi; đọc giống “p” tiếng Việt. Ví dụ: ba, ban, biao, bu, bang, bian,…

1.2        p: Là âm hai môi, tắc, trong, bật hơi. Tiếng Việt không có âm này, khi đọc, đọc giống“p” tiếng Việt, nhưng bật mạnh hơi. Ví dụ: pa, pan, piao, pie, pang, pian,…

1.3        m: Là âm hai môi, âm mũi, đục; đọc giống “m”tiếng Việt. Vd: ma, man, miao, mie, mang, mian,…

Âm môi răng

1.4        f: Là âm môi răng, xát, trong; đọc gần giống chữ “ph” tiếng Việt. Vd: fa, fan, fiao, fian, feng,…

Âm đầu lưỡi

2.1  d: Là âm đầu lưỡi, tắc, trong, không bật hơi; đọc giống t tiếng Việt. Vd: di, da, dai, dei, dou, diao, dan, dang, den, deng,…

2.2  t: Là âm đầu lưỡi , tắc, trong, bật hơi; đọc giống th tiếng Việt. Vd: ti, ta, tai, tei, tou, tiao, tan, tang, teng, tong, tuo, tui,…

2.3  n: Là âm đầu lưỡi, âm mũi, đục; đọc giống n tiếng Việt. Vd: ni, na, nu, nü, niao, nan, nang, nian, niang,…

2.4  l: Là âm đầu lưỡi, âm biên, đục, không bật hơi; đọc giống l tiếng Việt. Vd: li, la, lu, lü, liao, lian, liang, ….

Âm cuống lưỡi

3.1  g: Là âm cuống lưỡi, tắc, trong, không bật hơi; đọc giống c hay k tiếng Việt. Vd: ge, ga, gei, gai, gao, gou, gen, gan, gang, gong,…

3.2  k:  âm cuống lưỡi, tắc, trong, bật hơi. Tiếng Việt không có âm này, đọc giống g, khác là bật mạnh hơi. Vd: ke, ka, kai, kei, kou, ken, kan, keng, kang, kong,…

3.3  h: Là âm cuống lưỡi, xát, trong; đọc giống kh/h tiếng Việt. Vd: ha, he, hai, hei, hao, hou, hen, han, heng, hang, hong,…

Âm mặt lưỡi

4.1  j: Là âm mặt lưỡi, tắc, xát, trong, không bật hơi; đọc gần giống ch tiếng Việt, nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi. Vd: ji, jia, jie, jiu, jian, jiang, jing, ju, jun,..

4.2  q: Là âm mặt lưỡi, tắc, xát, trong, bật hơi. Cách phát âm như j, khác là bật mạnh hơi. Vd: qi, qia, qie, qiu, qian, qu, qiang,…

4.3  x: Là âm mặt lưỡi, xát, trong . Cách phát âm như j, khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà chỉ ma xát rồi ra ngoài; hay nói cách khác là đọc như âm “x” tiếng Việt. Vd: xi, xia, xie, xiu, xian, xiang, xun, xiong,…

Âm đầu lưỡi sau (khi đọc tổ âm này, đầu lưỡi uốn cong lên)

5.1  zh: Là âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi phía sau cong lên áp xát vòm cứng cho hơi tắc lại, sau đó hạ dần lưỡi xuống cho hơi cọ xát qua khe hở ra ngoài, đọc gần giống âm tr tiếng Việt. Vd: zhu, zhua, zhuai, zhui,…

5.2  ch: Là âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, bật hơi. Cách phát âm như âm zh, khác là bật mạnh hơi. Vd: chu, chuai, chui, chuan, chun,…

5.3  sh: Là âm đầu lưỡi sau, xát, trong. Cách phát âm gần giống âm zh, khác là âm này hơi không bị tắc mà chỉ cọ xát qua khe hở ra ngoài. Đọc gần giống âm s tiếng Việt có uốn lưỡi. Vd: shu, shuo, shua, shuai, shui, shuan, shun, shuang,…

5.4  r: Là âm đầu lưỡi sau, xát, đục. Cách phát âm như âm zh, đọc giống r tiếng Việt có uốn lưỡi, chú ý không rung lưỡi. Vd: ru, ruo, rua, ruai, rui, ruan, rong, ruang, run,…..

Âm đầu lưỡi trước (khi đọc tổ ấm này, đầu lưỡi để thẳng)

6.1  z: Là âm đầu lưỡi trước, tắc xát, trong, không bật hơi, tiếng Việt không có âm này. Khi phát âm đưa phía trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma xát ra ngoài (Nói thêm ngoài giáo trình, chữ này đọc như chữ  tiếng Việt)  Vd: za, ze, zei, zao, zou, zang,…

6.2  c: Là âm đầu lưỡi trước, tắc xát, trong, bật hơi (Nói thêm ngoài giáo trình, chữ này đọc như chữ Chư tiếng Việt). Tiếng Việt không có âm này, cách phát âm giống phụ âm z ở trên nhưng phải bật mạnh hơi. Vd: ca, ce, cei, cao, cou, can, cen, cang,..

6.3  s: Là âm đầu lưỡi trước, xát, trong. Khi phát âm, đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ xát ra ngoài. Vd: sa, se, sei, sao, sou, san, sen, sang, seng, song,…
Cách đọc phát âm tiếng trung quốc cho người bắt đầu học

Soạn theo sách 301 Câu đàm thoại Tiếng Trung Quốc